Đại hội Đảng

Mỹ áp thuế 25% lên thép và nhôm: Động thái của nhiều quốc gia, Việt Nam liệu có bị ảnh hưởng?

Thứ sáu - 14/02/2025 05:13
Sáng ngày 11/2 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu, không có ngoại lệ hay miễn trừ. Quyết định này là một đòn giáng mạnh vào chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến nhiều quốc gia phản ứng gay gắt.
Mỹ áp thuế 25% lên thép và nhôm: Động thái của nhiều quốc gia, Việt Nam liệu có bị ảnh hưởng?

Mỹ áp thuế 25% lên thép và nhôm nhập khẩu

Sáng ngày 11/2 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu, không có ngoại lệ hay miễn trừ. Quyết định này là một đòn giáng mạnh vào chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến nhiều quốc gia phản ứng gay gắt. 

Phản ứng của các quốc gia

Biện pháp mới này ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu tấn thép và nhôm nhập khẩu từ các đối tác thương mại quan trọng như Canada, Brazil, Mexico, Hàn Quốc và EU – những nước trước đây được hưởng các điều khoản miễn thuế.

Australia là một trong những quốc gia đầu tiên lên tiếng phản đối chính sách này, nhấn mạnh rằng thép và nhôm xuất khẩu của họ không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong hợp tác quốc phòng với Mỹ. Ngay trong ngày 11/2, sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Nhà Trắng đã đồng ý xem xét miễn thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Australia.

Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Hàn Quốc cũng bày tỏ quan ngại về tác động tiêu cực của chính sách thuế mới này và đang tìm cách đàm phán với Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình.

Tác động đến ngành thép Việt Nam

Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), mức độ tác động trực tiếp là không đáng kể. Trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu khoảng 12,62 triệu tấn thép, đạt 9,08 tỷ USD, trong đó thị trường Mỹ chiếm 13% tổng kim ngạch, đứng sau ASEAN (26%) và EU (23%).

Các tập đoàn lớn như Hòa Phát cho biết, xuất khẩu chỉ chiếm 30% tổng doanh thu, trong đó thị trường Mỹ đóng góp 5-10%, tương đương 2-3% tổng doanh thu. Do đó, dù bị áp thuế cao, tác động đến hoạt động kinh doanh vẫn trong mức kiểm soát. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ và sản phẩm thép chế biến có thể chịu áp lực lớn hơn.

Thực tế, từ năm 2018, xuất khẩu thép của Việt Nam sang Mỹ đã chịu mức thuế 25% do chính sách bảo hộ ngành thép nội địa của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump. Việc Mỹ áp thuế đồng loạt lên thép nhập khẩu có thể tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Khi không còn sự phân biệt giữa các quốc gia xuất khẩu, doanh nghiệp thép Việt Nam sẽ không bị cạnh tranh về giá từ các nước có lợi thế thuế quan như Canada, Mexico, Brazil. Điều này giúp các công ty trong nước có thể tái cơ cấu chi phí, tối ưu hóa sản xuất để giữ mức giá cạnh tranh trên thị trường Mỹ.

Trước quyết định áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu của Mỹ, các doanh nghiệp thép Việt Nam cần chủ động đánh giá tác động thị trường, điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đồng thời mở rộng xuất khẩu sang các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào thị trường Mỹ.

Bên cạnh việc tối ưu hóa chi phí sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Mỹ về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch thương mại để tránh nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Đáng chú ý, Việt Nam đã và đang đối mặt với 34 vụ kiện phòng vệ thương mại liên quan đến thép và 2 vụ điều tra về nhôm. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động phối hợp với cơ quan điều tra Mỹ, chuẩn bị hồ sơ pháp lý đầy đủ và tham gia quá trình giải trình nhằm bảo vệ quyền lợi và duy trì thị trường.

Ngoài ra, để theo sát diễn biến chính sách thương mại của Mỹ, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương (Cục Phòng vệ thương mại) và cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Mỹ, kịp thời cập nhật tình hình và có phương án ứng phó linh hoạt, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực.

Tác giả: Linh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Hình ảnh
Dauthau

Thăm dò ý kiến

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Văn bản pháp luật

4/2020/TT-BYT

Thông tư số 14/TT-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế quy định một số nội dung đấu thầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập

Thời gian đăng: 26/04/2024

lượt xem: 119 | lượt tải:26

Thống kê

  • Đang truy cập18
  • Hôm nay4,116
  • Tháng hiện tại17,820
  • Tổng lượt truy cập2,190,468
ĐẶC SAN GIẤY
Số 1: Kỷ Nguyên Mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi