Đại hội Đảng

Động lực phát triển kinh tế tư nhân khi giảm 30% chi phí, thời gian xử lý thủ tục

Thứ ba - 18/03/2025 12:03
Nằm trong ba trụ cột của mục tiêu đối nội, xây dựng thể chế là một cơ sở quan trọng để tăng trưởng bền vững, lâu dài và thực chất. Để nền kinh tế tư nhân phát triển, việc thông qua ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là điều tối quan trọng.
Phát triển kinh tế tư nhân là đòn bẩy cho một nước Việt Nam thịnh vượng. Để đạt được mục tiêu đó, cải thiện môi trường kinh doanh là ưu tiên hàng đầu. Ảnh: Internet
Phát triển kinh tế tư nhân là đòn bẩy cho một nước Việt Nam thịnh vượng. Để đạt được mục tiêu đó, cải thiện môi trường kinh doanh là ưu tiên hàng đầu. Ảnh: Internet

Ngày 24/2/2025, chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã yêu cầu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; ít nhất 30% chi phí kinh doanh, đặc biệt là hải quan, chi phí tuân thủ quy định, chi phí không chính thức, bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết; phấn đấu trong vòng 2-3 năm môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong top 3 của ASEAN.

Với mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương; Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2025, chủ trì 8 Hội nghị với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp nước ngoài... và có nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp quán triệt, thực hiện quyết liệt, hiệu quả, hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao, góp phần tăng tốc, bứt phá, tạo đà, tạo thế, tạo lực cho tăng trưởng hai con số trong các giai đoạn tiếp theo để phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. 

Đặc biệt, Công điện 22/CĐ-TTg ngày 9/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nêu rõ nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan, địa phương: 

1. Tập trung rà soát kỹ lưỡng, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, ít nhất 30% chi phí kinh doanh (chi phí tuân thủ); bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết; thực hiện các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp trên môi trường điện tử, bảo đảm thông suốt, liền mạch, hiệu quả.

2. Tiếp tục công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin về thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; công bố đầy đủ thủ tục hành chính nội bộ theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ và rà soát, đơn giản hóa bảo đảm mục tiêu, yêu cầu tại Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022.

3. Theo dõi, bám sát tình hình, chủ động có giải pháp, biện pháp quản lý phù hợp, kịp thời đảm bảo nguồn cung xăng dầu ổn định, cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân; không để thiếu hụt, đứt gãy trong mọi tình huống

Trong bài viết Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định kinh tế tư nhân là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới, góp phần xây dựng một Việt Nam năng động, độc lập, tự chủ, tự cường và phát triển thịnh vượng. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt về hệ thống pháp luật nhiều bất cập, chồng chéo, môi trường kinh doanh nhiều trở ngại, thủ tục hành chính phức tạp, tốn nhiều thời gian, chi phí và tiềm ẩn rủi ro.

Vấn đề thực tế mà doanh nghiệp đang đối mặt

Theo LS Phạm Ngọc Hưng, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM nhận định, các cấp lãnh đạo đã đưa ra hai vấn đề lớn mà doanh nghiệp cần nhất. Một là giảm chi phí cho các thủ tục kinh doanh, đầu tư. Doanh nghiệp đang phải chịu gánh nặng chi phí, cả chính thức và không chính thức, gây tốn kém cho họ. Hai là chi phí thời gian, giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro bị phạt đơn hàng, bỏ lỡ cơ hội đầu tư.

Để đáp ứng nhu cầu trên, Văn phòng Chính phủ được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2025 – 2030; hoàn thành trước ngày 31/3/2025.

Cụ thể hóa mục tiêu

Đầu tiên, phải để doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm, như chỉ đạo thống nhất từ các cấp lãnh đạo cao nhất. Muốn vậy, rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh, các giấy phép con, chỉ áp dụng những giấy phép, điều kiện thực sự cần thiết, theo thông lệ quốc tế với các ngành đặc thù như tài chính, giáo dục, y tế, thực phẩm…

Quan điểm giảm thiểu tối đa rào cản với doanh nghiệp muốn gia nhập ngành cần được thể hiện ở việc nới lỏng quy định về vốn pháp định, đặc biệt với các ngành, lĩnh vực mới dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Cần làm sao để cá nhân có ý tưởng tốt thì có thể đem dự án đi thuyết phục nhà đầu tư, cùng góp vốn thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh chứ không cần phải có vốn trước mới được mở doanh nghiệp rồi từ đó đi kêu gọi thêm đầu tư, cản trở người có suy nghĩ và ý tưởng đột phá.

Một vấn đề khác là cần nới bớt điều kiện chứng chỉ ngành nghề, chỉ quy định với các ngành nghề đặc thù. Đối với các chứng chỉ nghề, kỹ năng hay chứng chỉ an toàn, nên tạo điều kiện để doanh nghiệp phối hợp đào tạo, cấp chứng chỉ, đảm bảo chất lượng đầu ra đáp ứng yêu cầu của từng doanh nghiệp, từng ngành, từng lĩnh vực.

Thứ hai, trong quá trình thực hiện, cần xác định phương châm xuyên suốt là chuyển đổi từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Phía quản lý công bố quy chuẩn cho doanh nghiệp tuỳ theo quy mô, ngành, lĩnh vực, ngoài những ngành cần yêu cầu nghiêm ngặt, ai đủ điều kiện thì cứ tham gia, cơ quan quản lý sẽ tiến hành hậu kiểm, xử lý sai phạm (nếu có).

Với những lĩnh vực doanh nghiệp không tự làm được như đảm bảo quy chuẩn xây dựng, quy chuẩn phòng cháy chữa cháy…, tạo điều kiện hình thành các đơn vị tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp và chịu trách nhiệm đảm bảo sự tuân thủ của họ trong các lĩnh vực này. Có như vậy, sau khi bộ máy hành chính được tinh giản, các thủ tục hành chính, điều kiện sản xuất, kinh doanh vẫn sẽ được thực hiện đầy đủ, nhanh chóng, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.

Cuối cùng, theo vị chuyên gia, nên coi thuế là một công cụ điều tiết để khuyến khích hoặc hạn chế doanh nghiệp tham gia vào từng ngành, từng lĩnh vực, phù hợp với chiến lược chung của toàn nền kinh tế. Chẳng hạn, với những ngành nghề, lĩnh vực có tính chất đầu cơ, nên áp thuế suất cao, điều hướng dòng tiền sang khu vực sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo.

Tác giả: Hải Anh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Hình ảnh
Dauthau

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Văn bản pháp luật

4/2020/TT-BYT

Thông tư số 14/TT-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế quy định một số nội dung đấu thầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập

Thời gian đăng: 26/04/2024

lượt xem: 116 | lượt tải:25

Thống kê

  • Đang truy cập36
  • Hôm nay5,050
  • Tháng hiện tại14,767
  • Tổng lượt truy cập2,187,415
ĐẶC SAN GIẤY
Số 1: Kỷ Nguyên Mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi