Đại hội Đảng

Bứt phá vị thế TPHCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế

Thứ sáu - 04/04/2025 06:41
Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu trở thành thành trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế của cả khu vực.
Khu vực quận 1, TPHCM với nhiều tòa nhà văn phòng được xem có nhiều lợi thế để hình thành trung tâm tài chính quốc tế. Ảnh: Văn Trung
Khu vực quận 1, TPHCM với nhiều tòa nhà văn phòng được xem có nhiều lợi thế để hình thành trung tâm tài chính quốc tế. Ảnh: Văn Trung

Theo kế hoạch của Chính phủ, trung tâm tài chính TP HCM sẽ được thành lập, vận hành từ năm 2025, phấn đấu hoàn thành trong 5 năm. Ở thời điểm hiện tại, TP.HCM đang tiến tới việc trở thành trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế của cả khu vực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua mỗi giai đoạn phù hợp với xu thế phát triển đã giúp TP.HCM vững vị trí đầu tàu cả nước.

Thuận lợi đưa TPHCM trở thành TTTCQT

Đầu tiên là nền tảng lịch sử  tài chính lâu đời và thể chế phát triển sớm góp phần xây dựng một hệ sinh thái tài chính sôi động và chuyên nghiệp. TP.HCM vốn đã là trung tâm tài chính lớn nhất cả nước từ trước thời kỳ đổi mới. Đây là nơi khai sinh nhiều định chế tài chính đầu tiên của Việt Nam như các ngân hàng thương mại cổ phần (Sài Gòn Công Thương, Eximbank, Phát triển Nhà…), trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên (từ năm 2000), và hiện cũng là nơi tập trung nhiều nhất các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thứ hai là lợi thế địa kinh tế của TPHCM. TP.HCM sở hữu vị trí địa kinh tế chiến lược, án ngữ cửa ngõ phía Nam giáp biển Đông, đồng thời giữ vai trò là trung tâm giao thương – vận tải – tài chính của toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là một trong những yếu tố tạo nên năng lực liên kết vùng mạnh mẽ và khả năng kết nối trực tiếp với chuỗi giá trị toàn cầu.

Số liệu (Bảng 1) cho thấy, GRDP theo giá hiện hành trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010-2022 đã tăng 9,03%, từ 512.522 tỷ đồng năm 2010 lên 1.479.227 tỷ đồng năm 2022. Ảnh: Cục thống kê TPHCM

Trên bình diện nội tại, theo số liệu từ Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cơ cấu kinh tế của thành phố đã dịch chuyển rõ nét theo hướng hiện đại hóa: từ năm 2000 đến 2014, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 52,63% lên 59,60%, trong khi công nghiệp – xây dựng và nông nghiệp giảm dần. Đà chuyển dịch này không chỉ phản ánh năng lực thích ứng của thành phố trong bối cảnh hội nhập, mà còn khẳng định tính nhất quán trong định hướng của chính quyền TP.HCM – hướng tới mô hình đô thị dịch vụ – thương mại – khoa học công nghệ – giáo dục đào tạo mang tầm khu vực. 

Thứ ba là nguồn nhân lực chất lượng cao và hệ sinh thái đổi mới. TP.HCM là nơi tập trung lực lượng lao động có trình độ cao, có khả năng thích ứng nhanh với công nghệ mới. Khu vực kinh tế liên quan đến khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hiện đã chiếm hơn 5% cơ cấu kinh tế thành phố – một con số cho thấy khả năng “bắt sóng” những xu hướng tài chính hiện đại như FinTech, tài chính xanh, tài sản số...

Theo nghiên cứu của TS. Hoàng Văn Tú trong nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao TP. Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững”, lao động trong thành phố có sự dịch chuyển cơ cấu theo hướng ngày càng CNH-HĐH. Ảnh: Tạp chí kinh tế và dự báo

Thứ tư là TP.HCM đã lọt vào bảng xếp hạng Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFCI) của tổ chức Z/Yen Partners. Năm 2022 xếp hạng 104/120, và đến năm 2023 đã thăng hạng lên vị trí 98, vượt qua Manila. Dù TTCQT chưa chính thức được thành lập nhưng đây là tín hiệu cho thấy sự hiện diện tài chính của TP đã bước đầu được ghi nhận trên bản đồ tài chính toàn cầu.

TP. Hồ Chí Minh tăng 7 bậc trên bảng xếp hạng trung tâm tài chính toàn cầu. Ảnh: Nguồn từ xếp loại của GFCI về trung tâm tài chính

Nỗ lực hiện tại để sớm đưa TP.HCM thành TTCQT
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được khẳng định TTCQT không chỉ là nơi hội tụ dòng vốn, mà còn là “động lực chiến lược” thúc đẩy đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, và nâng cao năng lực quản trị – những yếu tố cốt lõi để nâng tầm vị thế TP.HCM và của Việt Nam trong mạng lưới tài chính toàn cầu. TTCQT cũng được kỳ vọng tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến các đô thị vệ tinh và cả khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh các nền tảng sẵn có, TP.HCM đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành Trung tâm Tài chính Quốc tế thông qua nhiều nỗ lực quy mô và đồng bộ. 

Về không gian triển khai, thành phố đã xác định khu vực TTCQT sẽ được xây dựng tại 11 lô đất (ký hiệu từ 1-1 đến 1-11), tổng diện tích 9,2 ha, thuộc khu chức năng số 1 của Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức). Đây là khu đất trống đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cơ bản nhưng chưa có công trình xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển TTCQT theo quy hoạch hiện đại, linh hoạt. 

Thủ Thiêm hiện trạng phần lớn là đất trống, là khu vực phát triển mới hiện đang kêu gọi đầu tư với quy mô lớn cả về hạ tầng cứng lẫn hạ tầng mềm, đảm bảo kết nối đồng bộ hiện đại xứng tầm quốc tế. Ảnh: Internet

Trên nền hạ tầng đó, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đang phối hợp cùng các doanh nghiệp viễn thông triển khai phủ sóng 100% mạng di động 5G, lắp đặt cáp quang băng rộng cố định trên toàn bộ tuyến đường, nhằm bảo đảm năng lực kết nối số – yếu tố cốt lõi đối với một TTCQT trong thời đại tài chính số.

Không chỉ về hạ tầng, TP.HCM cũng thể hiện quyết tâm chính trị cao trong triển khai. Đầu năm 2025, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển TTCQT gồm 29 thành viên, do Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên làm Trưởng ban – thể hiện cam kết của cả hệ thống chính trị. Mục tiêu cụ thể là đưa TTCQT vào vận hành từ năm 2025 và phấn đấu hoàn thiện trong vòng 5 năm, đến năm 2030. 

Các hoạt động này không chỉ phục vụ mục tiêu phát triển thành phố, mà còn góp phần hiện thực hóa định hướng của Chính phủ trong việc thiết lập một Trung tâm Tài chính mang tầm khu vực, sẵn sàng thu hút dòng vốn chất lượng cao và gắn kết Việt Nam với mạng lưới tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh Việt Nam chưa có mô hình TTCQT chính thức, TP.HCM đang được kỳ vọng sẽ đi tiên phong mở đường cho giai đoạn phát triển thể chế tài chính thế hệ mới.

Việc phân vai rõ ràng về chức năng sẽ giúp hai TTTCQT không cạnh tranh mà hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời khai thác tối đa tiềm năng địa phương.

Tác giả: Hải Anh

  Ý kiến bạn đọc

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Hình ảnh
Dauthau

Thăm dò ý kiến

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Văn bản pháp luật

4/2020/TT-BYT

Thông tư số 14/TT-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế quy định một số nội dung đấu thầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập

Thời gian đăng: 26/04/2024

lượt xem: 147 | lượt tải:34

Thống kê

  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay4,853
  • Tháng hiện tại120,654
  • Tổng lượt truy cập2,293,302
ĐẶC SAN GIẤY
Số 1: Kỷ Nguyên Mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi