Đại hội Đảng

Hơn 115 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Chủ Rừng Nghệ An Từ Quỹ ERPA

Thứ sáu - 28/02/2025 00:16
Theo Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An, Nghệ An vừa tiếp nhận hơn 115 tỷ đồng từ chương trình chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA), hỗ trợ trực tiếp cho 26 chủ rừng trên địa bàn tỉnh bao gồm các cộng đồng và tập thể.
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm mô hình trồng rừng ở Kỳ Sơn. Ảnh: Báo Nghệ An
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm mô hình trồng rừng ở Kỳ Sơn. Ảnh: Báo Nghệ An

Theo Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An, Nghệ An vừa tiếp nhận hơn 115 tỷ đồng từ chương trình chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA), hỗ trợ trực tiếp cho 26 chủ rừng trên địa bàn tỉnh bao gồm các cộng đồng và tập thể.

Đây một phần của chính sách thí điểm theo Nghị định 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ. 

Với diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước với hơn 1,2 triệu ha, trong đó có gần 961.800 ha rừng, Nghệ An xác định kinh tế rừng là giải pháp giảm nghèo cho đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, tỉnh đã tích cực tham gia các chương trình bảo vệ và phát triển rừng.

Bản đồ phân vùng Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An. Ảnh: Internet

Nói cụ thể hơn về ERPA, đây là nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, cụ thể là hấp thụ và lưu giữ carbon, giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Cơ chế này được triển khai tại Việt Nam trong khuôn khổ sáng kiến REDD+ (Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng), mà Việt Nam chính thức tham gia từ năm 2016. Đến nay, Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ điều kiện để thực hiện REDD+ theo nguyên tắc chi trả dựa trên kết quả giảm phát thải. 

Tại Nghệ An, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh là cơ quan thực hiện quản lý nguồn thu từ ERPA, bao gồm điều phối chi trả, kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại liên quan.

Theo ông Võ Minh Sơn, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 5 huyện thuộc phạm vi quản lý của Khu bảo tồn thiên nhiên.

Trong tháng 1/2025, tổng số tiền ERPA đã chi trả cho 26 chủ rừng là tổ chức trên địa bàn tỉnh Nghệ An đạt 115,8 tỷ đồng trên tổng kế hoạch 133,8 tỷ đồng, tương đương 87% kế hoạch đề ra. Số tiền này chiếm 67% tổng kinh phí ERPA đã chi trả cho các đối tượng hưởng lợi trong toàn tỉnh. 

Ngoài các tổ chức chủ rừng, chương trình còn hỗ trợ 332 cộng đồng dân cư đóng vai trò chủ rừng và 457 cộng đồng khác tham gia quản lý rừng. Việc chi trả được phân bổ theo từng khu vực, trong đó Vườn Quốc gia Pù Mát đã nhận được 24 tỷ đồng, với 13 tỷ đồng đã được chi trả trực tiếp cho các bên liên quan. Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tổng kinh phí được hỗ trợ từ ERPA trong năm 2024 là hơn 11 tỷ đồng. 

Vườn Quốc gia Pù Mát được mệnh danh là lá phổi xanh của Nghệ An. Ảnh: Internet

Những khoản hỗ trợ này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Nghệ An, đồng thời tạo điều kiện cho người dân địa phương ổn định sinh kế và gắn bó lâu dài với nghề rừng.

Theo Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An, việc thực hiện ERPA sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung cho ngành lâm nghiệp để đầu tư trực tiếp vào rừng, giúp gia tăng thu nhập cho các chủ rừng, người dân và doanh nghiệp thông qua kết quả giảm phát thải, nâng cao năng suất, chất lượng rừng, giá trị sinh thái của rừng, cải thiện sinh kế bền vững. Bên cạnh đó, giúp nâng cao nhận thức của các bên liên quan về giá trị dịch vụ các bon rừng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của địa phương, chủ rừng.

Hơn nữa, thực hiện ERPA sẽ góp phần bảo vệ diện tích rừng hiện có và nâng cao độ che phủ của rừng Bắc Trung bộ, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu; thực hiện cam kết của Việt Nam trong thực hiện Thỏa thuận Paris và đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam; hình thành thị trường các bon trong nước và là tiền đề quan trọng để Nghệ An tham gia thị trường các-bon thế giới theo Đề án của Chính phủ.

Tác giả: Hải Anh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Hình ảnh
Dauthau

Thăm dò ý kiến

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Văn bản pháp luật

4/2020/TT-BYT

Thông tư số 14/TT-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế quy định một số nội dung đấu thầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập

Thời gian đăng: 26/04/2024

lượt xem: 119 | lượt tải:26

Thống kê

  • Đang truy cập48
  • Hôm nay4,146
  • Tháng hiện tại17,850
  • Tổng lượt truy cập2,190,498
ĐẶC SAN GIẤY
Số 1: Kỷ Nguyên Mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi