Đại hội Đảng

"Có thời hạn, có người làm cụ thể": Thực thi Nghị quyết 187 dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thứ tư - 26/02/2025 20:58
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 187/2025/QH15 về chủ trương đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, dự án trọng điểm với tổng vốn hơn 203.000 tỷ đồng, kỳ vọng hoàn thành vào năm 2030.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp với các bộ ngành, địa phương. Ảnh: Minh Khôi.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp với các bộ ngành, địa phương. Ảnh: Minh Khôi.

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 187/2025/QH15 về chủ trương đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, dự án trọng điểm với tổng vốn hơn 203.000 tỷ đồng, kỳ vọng hoàn thành vào năm 2030. 

Sáng ngày 26/2, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với các bộ ngành, địa phương liên quan về kế hoạch tổ chức triển khai nghị quyết số 187 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đây là tuyến giao thông chiến lược, kết nối hành lang kinh tế phía Bắc, thúc đẩy logistics và phát triển vùng. Tại cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu triển khai khẩn trương, khoa học, đảm bảo tiến độ, chất lượng, đồng thời hoàn thiện cơ chế, giải phóng mặt bằng và huy động nguồn lực hiệu quả.

Theo Nghị quyết, dự án đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với ngành giao thông vận tải, mà còn thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế nối liền các vùng phía Bắc. Mục tiêu của dự án nhằm:

(1) Xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc; 

(2) Tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, bảo đảm kết nối hiệu quả các mạng lưới đường sắt trong nước và quốc tế, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

(3) Thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các Nghị quyết của Đảng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ GTVT, các bộ, ngành liên quan và 9 tỉnh, thành phố tại cuộc họp. Ảnh: Minh Khôi

Ngay tại các phiên họp trước đã xác định dự án cần hoàn thành trước năm 2030. Tại phiên họp lần này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tính cấp thiết về thời gian, tiến độ hoàn thiện. Trong đó có rất nhiều bước cần kết hợp hoàn thành cùng lúc, bởi thế để đạt được 03 mục tiêu theo Nghị quyết về dự án, cần bảo đảm đầy đủ trình tự, thủ tục, khoa học, chặt chẽ. Từ đó, Phó Thủ tướng kêu gọi các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cần xác định rõ những nhiệm vụ, công việc có thể thực hiện song song, cũng như những khâu, những bước phải tuân thủ.

Quy mô và tiến độ dự án

Nghị quyết 187 chỉ rõ phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư và công nghệ của dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với tổng vốn 203.231 tỷ đồng, tương đương 8,37 tỷ USD. Trong đó:

Về phạm vi: điểm đầu tại vị trí nối ray qua biên giới (tỉnh Lào Cai), điểm cuối tại ga Lạch Huyện (thành phố Hải Phòng); chiều dài tuyến chính khoảng 390,9 km; chiều dài các tuyến nhánh khoảng 27,9 km; đi qua địa phận 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng;

Về quy mô: đầu tư mới toàn tuyến đường đơn, khổ 1.435 mm; vận chuyển chung hành khách, hàng hóa; tốc độ thiết kế 160 km/h đối với tuyến chính đoạn từ ga Lào Cai mới đến ga Nam Hải Phòng, tốc độ thiết kế 120 km/h đối với đoạn qua khu vực đầu mối thành phố Hà Nội, tốc độ thiết kế 80 km/h đối với các đoạn tuyến còn lại;

Về hình thức đầu tư: đầu tư công.

Về công nghệ: áp dụng công nghệ đường sắt chạy trên ray, điện khí hóa; bảo đảm hiện đại, đồng bộ, an toàn và hiệu quả.

Hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Hải Phòng. Đồ họa: Hoàng Khánh

Các nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai

Phó Thủ tướng chia sẻ: "Quá trình tổ chức triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ là kinh nghiệm quý báu để thực hiện các dự án hạ tầng đường sắt quan trọng của đất nước như tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, các tuyến đường sắt đô thị của Hà nội, TPHCM…"

Kế hoạch triển khai Nghị quyết 187 đưa ra 03 nhiệm vụ lớn: 

Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt; 

Nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương và thời gian hoàn thành (lựa chọn tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đàm phán ký kết hiệp định khung, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở, lựa chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng, khởi công dự án…); 

Phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ, logistics ở vùng phụ cận ga đường sắt.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết kế hoạch triển khai xác định rõ nhiệm vụ các bộ ngành. Trong đó bao gồm việc xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thời gian hoàn thành.

Các bên liên quan đóng góp ý kiến về kế hoạch thực thi Nghị quyết 187

Bộ GTVT đã trình cấp thẩm quyền đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thiết kế kỹ thuật, chi phí tài chính, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đường sắt. Đồng thời, danh mục hàng hóa công nghiệp đường sắt cũng được đề xuất để đảm bảo tính đồng bộ.

Bên cạnh đó Phó Thủ tướng cũng lắng nghe ý kiến đóng góp từ các bộ, ngành kiến nghị bổ sung nội dung về khai thác khoáng sản phục vụ dự án, phòng chống tham nhũng, cơ chế lập và thẩm định dự án khi có khác biệt với quy hoạch, cũng như chính sách khai thác giá trị đất vùng phụ cận ga đường sắt. Ngoài ra, đề án phát triển công nghiệp đường sắt và làm chủ công nghệ cũng được nhấn mạnh.

Lãnh đạo các địa phương có tuyến đường sắt đi qua đề xuất sớm bàn giao hướng tuyến, ranh giới giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định cư. Họ cũng kiến nghị bổ sung nhà ga, tuyến kết nối cảng cạn, khu công nghiệp, đồng thời cập nhật các chỉ tiêu quy hoạch để phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ logistics tại khu vực ga đường sắt.

Phó thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp thu các ý kiến từ các bên liên quan nhằm nhanh chóng hoàn thành dự thảo nghị quyết. Từ đó đưa ra các hướng dẫn thi hành cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho các dự án đường sắt mà Quốc hội đã cho phép, "có thời hạn, có người làm cụ thể". 

Cũng tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đã cho ý kiến chỉ đạo định hướng xây dựng các đề án về nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực đường sắt; thành lập tổ hợp công nghiệp đường sắt (tập hợp sự tham gia của các doanh nghiệp luyện kim, cơ khí, chế tạo, thông tin tín hiệu); tái cấu trúc Tổng công ty đường sắt Việt Nam để đảm nhận nhiệm vụ quản lý hoạt động vận tải hàng hoá, hành khách, khai thác, vận hành hệ thống đường sắt…

Tác giả: Hải Anh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Hình ảnh
Dauthau

Thăm dò ý kiến

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Văn bản pháp luật

4/2020/TT-BYT

Thông tư số 14/TT-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế quy định một số nội dung đấu thầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập

Thời gian đăng: 26/04/2024

lượt xem: 117 | lượt tải:25

Thống kê

  • Đang truy cập83
  • Hôm nay5,050
  • Tháng hiện tại14,849
  • Tổng lượt truy cập2,187,497
ĐẶC SAN GIẤY
Số 1: Kỷ Nguyên Mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi