Đại hội Đảng

Thủ tướng Chính phủ khẳng định nhà ở xã hội là động lực phát triển dân số

Thứ năm - 06/03/2025 23:05
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc về nhà ở xã hội, chỉ đạo 10 nhóm giải pháp đột phá để tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy phát triển.
Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về vấn đề nhà ở xã hội. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về vấn đề nhà ở xã hội. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc về nhà ở xã hội, chỉ đạo 10 nhóm giải pháp đột phá để tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy phát triển.

Xuất phát từ phương châm: “Bây giờ không hạn chế sinh con để chống già hóa dân số, nhưng nhà ở chỉ có 10 m2, 15 m2, 20m2 thì làm sao sinh 3 được? Đây là động lực phát triển dân số chứ không chỉ là vấn đề ăn ở”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, phát triển nhà ở xã hội là một động lực phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh hiện nay, góp phần tăng đầu tư, tiêu dùng, bảo đảm an sinh, tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển dân số, phát triển đô thị sáng xanh sạch đẹp.

Vừa qua, Thủ tướng đã ký Quyết định số 444/QĐ-TTg Ban hành kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, Quyết định chia quá trình thực hiện mục tiêu thành 02 giai đoạn: giai đoạn 1 đến năm 2025; giai đoạn 2 từ 2025 đến 2030 với các nhóm nhiệm vụ chính. Theo đó, giai đoạn 2025-2030 cả nước phải hoàn thành 995.445 căn hộ để có thể đạt được mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.

Tình hình triển khai NƠXH

Với những kết quả tới hiện tại đã đạt được, các bộ, ngành đã khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành 9 nghị định, 2 quyết định của Thủ tướng, đồng thời ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết các luật mới ban hành (Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Đất đai 2024, Luật Các tổ chức tín dụng 2024...).

Hiện nay, đã quy hoạch 1.309 vị trí với quy mô 9.737 ha đất làm NƠXH. Đã có 37/63 UBND tỉnh gửi văn bản hoặc công bố trên cổng thông tin điện tử về danh mục dự án tham gia chương trình với tổng số là 90 dự án.

Nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, đã hoàn thành 103 dự án với quy mô 66.755 căn. Số lượng dự án đã khởi công xây dựng là 137 dự án với quy mô 114.618 căn. Số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư là 415 dự án với quy mô 412.055 căn. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội (hiện nay là 145.000 tỷ đồng) đã được giải ngân 2.845 tỷ đồng, gồm 2.580 đồng cho chủ đầu tư tại 20 dự án, 265 tỷ đồng cho người mua nhà tại 15 dự án.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện tại vấn đề NƠXH cũng đang đối mặt với khó khăn và vướng mắc trong đó phải kể tới việc nhiều địa phương thực hiện kế hoạch còn chậm, hay việc thực hiện giải ngân nguồn vốn tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội còn khó khăn. Ngoài ra còn vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội trong tiếp cận đất đai, thủ tục đầu tư xây dựng, chỉ định thầu, tín dụng, chính sách ưu đãi…

Giải pháp đột phá của Thủ tướng 

Thủ tướng chỉ rõ 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với các bộ ngành, địa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng. Ảnh: Nhật Bắc

Thứ nhất, về thể chế, Bộ Xây dựng chủ trì, rà soát lại thể chế, quy trình, thủ tục vướng mắc ở điểm nào, ai giải quyết, làm trong bao lâu, khi nào có kết quả, "rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm"; vướng mắc tại các luật, nghị định, thông tư thì cơ quan nào phải sửa và đề xuất Chính phủ, trình Quốc hội. Nhấn mạnh lĩnh vực ưu đãi phải có chính sách ưu đãi, Thủ tướng yêu cầu việc này phải trình trong tháng 3, chậm nhất trong tháng 4.

Thứ hai, về quy hoạch, các địa phương phải quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch nhà ở xã hội phù hợp, chậm nhất trong quý II phải xong, nếu vướng mắc thì đề xuất. Các địa phương có kế hoạch, chủ động giao đất cho các chủ đầu tư; nghiên cứu thu hồi các dự án lãng phí, khu đất bỏ hoang nhiều năm, xử lý vướng mắc, giao cho các chủ đầu tư; giải quyết, bố trí quỹ đất đầy đủ, nhanh cho chủ đầu tư; giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp. Tinh thần là chủ động, sáng tạo nhưng trong sáng, công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Thứ ba, Bộ Xây dựng rà soát lại tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức liên quan nhà ở xã hội (như chiều cao, vật liệu xây dựng…). Thủ tướng chỉ đạo cần thiết kế mẫu mã phù hợp từng vùng miền để có thể nghiên cứu việc tiến hành sản xuất hàng loạt, sử dụng các cấu kết lắp ghép để thi công nhanh; giao cho các doanh nghiệp lớn triển khai, góp phần phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nhà ở xã hội như sản xuất cấu kiện thép, bê tông…

Thứ tư, về hạ tầng, các địa phương phải phát triển đồng bộ hạ tầng, đáp ứng yêu cầu, nếu cần thì đầu tư công; có thể chỉ định thầu đồng bộ giữa dự án nhà ở xã hội và dự án hạ tầng, quan trọng là phải phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Thứ năm, về cơ chế vốn cho dự án nhà ở xã hội, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu mức lợi nhuận phù hợp (hiện 10%), có thể tăng nhưng quan trọng là dự án phải làm nhanh, kịp thời, "thay vì phải thủ tục mất 3 năm thì chỉ làm trong 1, 2 tháng sẽ giúp tiết kiệm chi phí tuân thủ", thì nếu dự án kéo dài thì chi phí tuân thủ cũng tăng lên, gây lãng phí thời gian, công sức, niềm tin, phải làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó

Thứ sáu, về huy động nguồn lực, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo Bộ Tài chính, hoàn thành việc lập quỹ nhà ở quốc gia trong tháng 3/2025. Thực hiện phê duyệt danh sách người được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội trên cơ sở dữ liệu dân cư tích hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí. Cùng với đó, có cơ chế hỗ trợ giải phóng mặt bằng của địa phương; huy động nguồn lực xã hội, người dân, hợp tác công tư; nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội… NHNN không tính tín dụng cho vay nhà ở xã hội vào 'room' tín dụng của các ngân hàng.

Thứ bảy, Văn phòng Chính phủ chủ trì, rà soát, cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính trong năm 2025. Người có nhu cầu phải chờ 5 năm, 10 năm mới có nhà ở xã hội thì không có tác dụng nhiều, Thủ tướng phát biểu.

Thứ tám, Bộ Xây dựng giao Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc nhà ở xã hội, với giải thưởng từ ngân sách Nhà nước, triển khai trước 30/4/2025.

Thứ chín, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Thứ mười, các cơ quan báo chí truyền thông đẩy mạnh các chương trình thúc đẩy nhà ở xã hội, tạo động lực, truyền cảm hứng cho toàn xã hội, người dân, doanh nghiệp, biểu dương những cách làm hay, kinh nghiệm tốt…

Về các kiến nghị, Thủ tướng giao VPCP tổng hợp, báo cáo để Chính phủ đề xuất có thẩm quyền với các nội dung vượt thẩm quyền của Chính phủ (như liên quan đấu thầu, chỉ định thầu, giao đất, mô hình tài chính phù hợp, mức lợi nhuận phù hợp, ủy quyền cho các tỉnh, thành phố mở rộng vốn cho doanh nghiệp, ưu đãi hạ tầng, thủ tục hành chính…); trong đó có đề xuất ban hành nghị quyết của Chính phủ để thí điểm chỉ định thầu trong thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Tiến độ 1 nhà ở xã hội NHS Trung Văn tháng 5-2024. Ảnh: NHS Trung Văn

Đặc biệt với hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng yêu cầu phải thành lập Ban chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội, cần nâng cao trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, gương mẫu, đi đầu trong việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, hoàn thành mục tiêu được giao tại đề án. Trong đó, mỗi địa phương phải hoàn thành 100.000 căn hộ tới năm 2030 (chỉ tiêu hiện tại là TPHCM gần 67.000 căn, Hà Nội gần 45.000 căn).

Cũng trong Quyết định số 444/QĐ-TTg, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo.Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm hiệu quả. 

Tác giả: Hải Anh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Hình ảnh
Dauthau

Thăm dò ý kiến

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Văn bản pháp luật

4/2020/TT-BYT

Thông tư số 14/TT-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế quy định một số nội dung đấu thầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập

Thời gian đăng: 26/04/2024

lượt xem: 117 | lượt tải:25

Thống kê

  • Đang truy cập18
  • Hôm nay5,050
  • Tháng hiện tại14,778
  • Tổng lượt truy cập2,187,426
ĐẶC SAN GIẤY
Số 1: Kỷ Nguyên Mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi