Chủ trương rõ ràng từ Trung ương đến địa phương
Kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Thông báo 47-TB/TW (15/11/2024) và sau đó là Nghị quyết 259/NQ-CP (1/2025), việc xây dựng TTTCQT đã trở thành một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Ban Chỉ đạo quốc gia do Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp lãnh đạo đã đề ra nhiều định hướng chính sách: từ việc xây dựng khung đề án, soạn thảo các văn bản quy pháp, đến thắm định địa điểm triển khai là TP.HCM và Đà Nẵng. Hai trung tâm này dự kiến vận hành từ năm 2025.
Chính phủ nhấn mạnh TTTCQT phải có cơ chế vượt trội, đồng bộ từ trung ương đến địa phương, với chính sách "đặc thù, đặc biệt, độc lập, hiện đại" nhằm tăng sự cạnh tranh. Điểm đặc sắc là TTTCQT được coi như của "toàn quốc gia", nhưng giao cho địa phương triển khai với cơ chế phân quyền linh hoạt.
Tăng cường hợp tác quốc tế: Kinh nghiệm từ Frankfurt đến Dubai
Trong chuyến công tác ở Đức vào tháng 3/2025, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã làm việc với nhiều đối tác tài chính đứng đầu tại Frankfurt và Liên minh các TTTCQT (WAIFC). Frankfurt được đánh giá là trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu, là nơi đặt tổ trợ Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã khẳng định TTTCQT là một giải pháp quan trọng cho việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, có những tư vấn thiết thực cho việc xây dựng Trung tâm tài chính; đề nghị các lãnh đạo doanh nghiệp giúp lan tỏa thông điệp của Việt Nam tới các doanh nghiệp Đức khác, tới kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, tham gia xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính tại Việt Nam.
Lãnh đạo WAIFC đánh giá cao quyết đoán của Việt Nam và bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, kêu gọi nguồn vốn, đào tạo nhân lực và kết nối doanh nghiệp quốc tế. Frankfurt có thể trở thành mô hình tham chiếu chiến lược cho TP.HCM.
TP.HCM và Đà Nẵng phát huy lợi thế
Theo nhiều chuyên gia, TP.HCM nên định vị là trung tâm giao dịch tài chính và thị trường vốn, đóng vai trò "trái tim tài chính" quốc gia. Trong khi đó, Đà Nẵng có thể khai thác vai trò "vùng đổi mới" với các lĩnh vực FinTech, tài chính xanh, tài chính thương mại. Ý tưởng triển khai Cảng Tự do (Le Freeport) tại Đà Nẵng là đột phá có thể thu hút giới siêu giàu và các tổ chức tài chính quốc tế.
Các doanh nghiệp đức như DZ Bank, Mountain Alliance AG hay DAS Investment đã thể hiện cam kết rõ ràng trong việc hỗ trợ Việt Nam phát triển TTTCQT, không chỉ bằng đầu tư mà còn thông qua chia sẻ kiến thức, truyền thủi kinh nghiệm, đào tạo nhân lực và xây dựng hệ sinh thái đồng hành. Đây là những điều kiện thiết yếu để thu hút được nguồn vốn chất lượng cao vào Việt Nam.
TP.HCM có thể tận dụng điểm này để kích hoạt các chuỗi liên kết giữa trung tâm giao dịch tài chính địa phương với các thành phố tài chính lớn như Frankfurt, Singapore, Dubai. Trong khi đó, Đà Nẵng với lợi thế đất đai, chính sách mở và tiềm năng FinTech cao có thể trở thành nơi "thí điểm chiến lược" cho các chính sách thử nghiệm.
Khung pháp lý đặc thù và cân nhắc hệ thống tư pháp
Việc xây dựng TTTCQT đặt ra câu hỏi về khả năng thiết lập một hệ thống tư pháp độc lập. Mô hình Dubai (DIFC) là ví dụ rõ ràng nhất với các tòa án dân sự và thương mại độc lập, xét xử bằng tiếng Anh, có thẩm phán quốc tế. Tuy nhiên, điều này không dễ áp dụng đối với Việt Nam do khác biệt về thể chế và Hiến pháp.
Giải pháp thích hợp là thiết lập trung tâm trọng tài và hòa giải quốc tế, vận hành các quy trình tư pháp đặc thù trong khung pháp lý quốc gia. Việc tăng cường minh bạch, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư sẽ là chiến lược dài hạn hiệu quả.
Lộ trình thực hiện hóa mục tiêu
Chủ trương đã rõ, nhưng việc triển khai TTTCQT sẽ đối diện với nhiều thách thức: hạ tầng chưa đồng bộ, pháp lý chưa liên thông, nguồn lực còn phân tán, và đặc biệt là tâm lý "ngại cải cách" trong một số cơ quan. Nhận thức rõ được việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế là vấn đề khó và mới đối với Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo và các bộ, ngành, địa phương liên quan bám sát kết luận của Bộ Chính trị và ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về vấn đề này; tiếp tục hoàn thiện các văn bản, đề án, đồng thời giải trình thêm về các nội dung cần làm rõ.
Do đó, cần một lộ trình rõ ràng: giai đoạn 1 tập trung hoàn thiện đề án, xây dựng thống nhất nhận thức trong đội ngũ lãnh đạo, ban hành khung pháp lý riêng cho TTTCQT. Giai đoạn 2 triển khai thử nghiệm các mô hình FinTech, trọng tài, trung tâm giao dịch số và chính sách đặc thù. Giai đoạn 3 đánh giá và nhân rộng quy mô, thu hút nhà đầu tư toàn cầu.
Phát triển TTTCQT không chỉ là câu chuyện về đòn bẩy tài chính, mà là bài kiểm tra năng lực điều hành và ý chí cải cách thể chế của quốc gia. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và chảy đua thu hút dòng vốn, TTTCQT sẽ giúp Việt Nam bổ sung một đối trọng mới trong bố cục tài chính khu vực, từ đó mở ra những "cửa sổ cơ hội" cho tăng trưởng dài hạn.
Việt Nam có tầm nhìn, có thiện chí, và đang có đủ điều kiện để hình thành những trung tâm mang tính biểu tượng. Vấn đề còn lại là chính sách có đủ tình văn hóa cải cách, và hành động có đủ mức độ quyết liệt hay không.
Chỉ khi nào thể chế chủ động đứng sau TTTCQT một cách nhất quán, minh bạch, hỗ trợ và dám trao quyền, khi đó trung tâm tài chính Việt Nam mới có cơ hội không chỉ được hình thành, mà còn vươn ra được khu vực và thế giới.
Tác giả: Hải Anh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn