Đại hội Đảng

Việt Nam ứng dụng năng lượng hạt nhân hướng mục tiêu giảm phát thải CO2

Thứ hai - 30/12/2024 03:29
Trên hành trình hướng tới mục tiêu giảm phát thải và phát triển bền vững, năng lượng hạt nhân chính là nguồn năng lượng sạch, nắm giữ cơ hội lớn cho phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Trên hành trình hướng tới mục tiêu giảm phát thải và phát triển bền vững, năng lượng hạt nhân chính là nguồn năng lượng sạch, nắm giữ cơ hội lớn cho phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. 

Khẳng định trên được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đưa ra hội nghị tổng kết công tác năm 2024 của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam chiều 27/12. Trong xu hướng tập trung phát triển năng lượng hạt nhân của thế giới, Việt Nam cũng đã chuyển mình với bước tiến đầu tiên trong việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.  

BT(19)
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội nghị - Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ

Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận bao gồm 2 nhà máy được xây dựng với những yêu cầu khắt khe về độ an toàn và công nghệ hiện đại, do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt yêu cầu Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam chú trọng đào tạo nhân lực, đặc biệt là chuyên gia đầu ngành, đồng thời nội địa hóa thiết bị hạt nhân và tăng cường hợp tác quốc tế.

Theo Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam - TS Trần Trí Thành, các chương trình như Net Zero cũng đã được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện bằng năng lượng hạt nhân. Nguồn năng lượng này có thể coi là một trong những giải pháp cốt lõi để hướng tới giảm phát thải khí nhà kính. 

dien hat nhan 935 17351353745601739765438
Phối cảnh dự án điện hạt nhân Ninh Thuận năm 2016 - Nguồn: Tư liệu

Đối với công tác chuẩn bị cho xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân, ông Thành cho biết, ngành năng lượng nguyên tử sẽ triển khai Dự án Trung tâm Nghiên cứu Khoa học công nghệ hạt nhân và xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia. 

Việc phát triển điện hạt nhân được coi là một giải pháp chiến lược quốc gia nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đẩy mạnh hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Việt Nam.  

Tác giả: Phạm Ngân

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Hình ảnh
Dauthau

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Văn bản pháp luật

4/2020/TT-BYT

Thông tư số 14/TT-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế quy định một số nội dung đấu thầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập

Thời gian đăng: 26/04/2024

lượt xem: 119 | lượt tải:26

Thống kê

  • Đang truy cập46
  • Hôm nay4,387
  • Tháng hiện tại18,091
  • Tổng lượt truy cập2,190,739
ĐẶC SAN GIẤY
Số 1: Kỷ Nguyên Mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi