Đại hội Đảng

VAYSE hướng tới xã hội hóa KH&CN theo tinh thần Nghị quyết 57

Thứ bảy - 15/02/2025 00:32
Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam (VAYSE) vừa tổ chức phiên họp Ban Chấp hành (BCH) đầu năm, đánh dấu sự khởi động cho một năm hoạt động sôi nổi, tập trung vào hiện thực hóa Nghị quyết 57-NQ/TW của Trung ương Đảng về phát triển khoa học công nghệ (KH&CN).
VAYSE hướng tới xã hội hóa KH&CN theo tinh thần Nghị quyết 57

Ngày 15/2, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ ở Hà Nội, Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam (VAYSE) tổ chức buổi gặp mặt đầu xuân.

Trong khuôn khổ cuộc gặp gỡ đầu năm, Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam đã triển khai kế hoạch năm 2025 hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ. Đây là cơ hội để các nhà khoa học, tri thức trẻ cùng nhau kiến tạo những ý tưởng lớn, góp phần đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới đầy tự hào.

Phiên họp diễn ra trong không khí cởi mở, với nhiều ý kiến đóng góp mang tính xây dựng, thể hiện sự quyết tâm của VAYSE trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực cho nền KH&CN nước nhà.

Chủ tịch Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ, TS Lê Phước Minh nhấn mạnh, Nghị quyết 57 đã thể hiện một tầm nhìn mới về khoa học công nghệ (KHCN), coi trọng sự “đột phá”. Điều này có nghĩa là cần có cơ chế, chính sách cho phép chấp nhận rủi ro, thử nghiệm, thậm chí là thất bại trong nghiên cứu KHCN, miễn là do nguyên nhân khách quan.

Điểm nhấn của phiên họp là sự thống nhất cao trong việc bám sát tinh thần Nghị quyết 57, đặc biệt là định hướng xã hội hóa KH&CN, khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và toàn xã hội vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Các thành viên BCH đều đồng tình rằng, cần có những hành động cụ thể, thiết thực để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, tạo ra những kết quả rõ ràng, đo lường được.

z6319798255323 fe24a40868ba0f2138f48a1ff6a5a9d6

Trong phiên họp, các thành viên BCH đã tập trung thảo luận về các giải pháp cụ thể để thúc đẩy sự phát triển của VAYSE và đóng góp vào sự phát triển chung của KH&CN Việt Nam. Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là việc nâng cao chất lượng hoạt động của các chi hội, câu lạc bộ trực thuộc VAYSE, đặc biệt là tại các trường đại học, viện nghiên cứu. Các thành viên BCH đều nhất trí rằng, cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ sinh viên, nhà nghiên cứu trẻ trong việc thực hiện các đề tài khoa học, khuyến khích họ mạnh dạn theo đuổi những ý tưởng sáng tạo, táo bạo. Bên cạnh đó, VAYSE cũng cần đóng vai trò là cầu nối giữa các nhà khoa học trẻ với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, giúp họ tìm kiếm nguồn tài trợ và đưa các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng thực tế.

Ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó chủ tịch thường trực của Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam (VAYSE) nhấn mạnh hoạt động bồi dưỡng, hỗ trợ sinh viên ở các trường đại học tham gia nghiên cứu khoa học rất quan trọng. Ông Hoàng cho rằng cần phát triển hội viên với các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu để xây dựng thêm một đội ngũ trí thức, nhà nghiên cứu trẻ để nối tiếp, ươm mầm việc nghiên cứu khoa học ở Việt Nam nói riêng và vươn tầm quốc tế trong tương lai.

Ông Đặng Văn Phúc, Ủy viên Ban chấp hành Hội Trí thức Khoa học và công nghệ trẻ Việt Nam, hiện là chuyên gia IT của ngân hàng, đề xuất một cách tiếp cận độc đáo như chủ động hỗ trợ, hướng dẫn những người đang nghiên cứu khoa học, thậm chí từ sinh viên.

Một trong những đề xuất nhận được sự quan tâm tại phiên họp là ý kiến xây dựng Hub Tri thức trẻ của ông Đinh Văn Hoàng, Viện trưởng Viện phát triển Doanh nghiệp và Chính sách, thành viên BCH VAYSE. Bám sát tinh thần Nghị quyết 57, ông Hoàng nhấn mạnh sự cần thiết của xã hội hóa nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện để doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia sâu rộng vào quá trình này. Ông đề xuất xây dựng một Hub, đóng vai trò là đầu mối kết nối các bên liên quan, cung cấp thông tin, hỗ trợ và tạo ra môi trường hợp tác, đồng thời tìm kiếm nguồn tài trợ từ các quỹ đầu tư. Theo ông Hoàng, Hub cần có cơ chế để các doanh nghiệp có thể đầu tư vào các dự án nghiên cứu, thúc đẩy sự phát triển của các nhà khoa học trẻ, tạo ra một hệ sinh thái KH&CN năng động và hiệu quả. 

Có thể hình dung đề xuất của ông Hoàng như một mô hình hệ sinh thái KH&CN hoàn chỉnh, nơi các doanh nghiệp cung cấp tài chính và định hướng thị trường, nhà nghiên cứu và sinh viên đóng vai trò phát triển ý tưởng, chuyên gia hướng dẫn và hỗ trợ chuyên môn, cùng với quỹ đầu tư đảm bảo nguồn vốn cho các sáng kiến mới. Việc thiết lập một hệ sinh thái như vậy sẽ giúp tăng cường tính thực tiễn của nghiên cứu khoa học và tạo ra các cơ hội phát triển bền vững. Đề xuất này không chỉ giúp các hoạt động nghiên cứu khoa học trở nên bài bản, có hệ thống, mà còn tạo ra sự gắn kết giữa nghiên cứu và thực tiễn, giữa khoa học và kinh doanh, giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Kết thúc phiên họp, BCH VAYSE đã thống nhất cao về các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025, đồng thời quyết tâm triển khai một cách hiệu quả các giải pháp đã được thảo luận, đặc biệt là ý tưởng xây dựng Hub/Trung tâm, nhằm thúc đẩy sự phát triển của VAYSE và đóng góp vào sự phát triển chung của KH&CN Việt Nam. Với sự đồng lòng, quyết tâm và những ý tưởng sáng tạo, VAYSE hứa hẹn sẽ có một năm hoạt động thành công, góp phần đưa Nghị quyết 57 vào cuộc sống và tạo ra những chuyển biến tích cực cho nền KH&CN nước nhà.

Tác giả: HOÀNG LÂM

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Hình ảnh
Dauthau

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Văn bản pháp luật

4/2020/TT-BYT

Thông tư số 14/TT-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế quy định một số nội dung đấu thầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập

Thời gian đăng: 26/04/2024

lượt xem: 117 | lượt tải:25

Thống kê

  • Đang truy cập31
  • Hôm nay3,108
  • Tháng hiện tại16,812
  • Tổng lượt truy cập2,189,460
ĐẶC SAN GIẤY
Số 1: Kỷ Nguyên Mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi