Đại hội Đảng

Định hướng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm kinh tế, tài chính và dịch vụ của Châu Á

Thứ sáu - 03/01/2025 09:52
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1711/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nghị quyết Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh được phê duyệt, tương lai Thành phố Hồ Chí Minh qua lăng kính quy hoạch đô thị. Ảnh minh họa
Nghị quyết Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh được phê duyệt, tương lai Thành phố Hồ Chí Minh qua lăng kính quy hoạch đô thị. Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1711/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu phát triển đến năm 2030

Theo Nghị quyết, đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo; là Thành phố có nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế và GRDP bình quân đầu người thuộc nhóm đứng đầu cả nước và vượt qua ngưỡng thu nhập cao; là thành phố có chất lượng cuộc sống cao, giàu bản sắc, môi trường bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo Nghị quyết, với tầm nhìn đến năm 2050, Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị toàn cầu hấp dẫn và bền vững; trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của Châu Á; kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc; người dân có chất lượng cuộc sống cao; là hạt nhân của vùng Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng Đông Nam Bộ; cực tăng trưởng của cả nước. Ảnh: Internet

Nhiệm vụ trọng tâm

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, chính sách, điều kiện thuận lợi để tạo ra bước chuyển có tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố;

Thứ hai, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đẩy mạnh áp dụng các mô hình: kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ,... tập trung phát triển kinh tế đô thị, kinh tế biển;

Thứ ba, xây dựng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh hiện đại, thông minh, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, đủ sức cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế, có vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị của khu vực. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch; thích ứng biến đổi khí hậu, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại;

Thứ tư, phát triển mạnh mẽ văn hóa - xã hội, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, xây dựng con người của Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình;

Thứ năm, đảm bảo quốc phòng an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế;

Thứ sáu, đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả quản trị đô thị.

Về phương án phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng

Với ngành nông nghiệp, mục tiêu phát triển bền vững dựa trên tiềm năng và lợi thế, cải thiện hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, và xây dựng chuỗi giá trị sản xuất với định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái và đô thị, gắn liền với công nghiệp chế biến và du lịch. Tỷ trọng GRDP nông, lâm, ngư nghiệp khoảng 0,4%, tập trung vào ứng dụng công nghệ cao, giống cây trồng/vật nuôi mới, mô hình nông nghiệp xanh và bền vững trong nông nghiệp, mục tiêu giá trị sản xuất đạt 850-1.000 triệu đồng/ha; thu nhập nông thôn tăng 2,5-3 lần so với năm 2020.

Với ngành công nghiệp - xây dựng, ngành được định hướng phát triển theo hướng công nghệ cao, sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh và tuần hoàn, nhằm tăng giá trị tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng ngành này trong GRDP đạt 27%, với công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 90% và tốc độ tăng trưởng 9-11%/năm. Định hướng tập trung vào các ngành công nghiệp chủ lực như thiết kế, chế tạo linh kiện, năng lượng sạch, vật liệu mới, cùng tái cơ cấu các ngành dệt may, da giày và chế biến gỗ. Ngành xây dựng ưu tiên phát triển bền vững, ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng năng lượng tái tạo và vật liệu thân thiện với môi trường.

Với ngành thương mại, phát triển thương mại theo hướng hiện đại, văn minh, đồng bộ với sự phát triển của công nghiệp hóa, khai thác tối đa lợi ích từ toàn cầu hóa. Ngoài ra, phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm thương mại điện tử của Vùng Đông Nam Bộ với thương hiệu hàng hóa chất lượng cao, tham gia sâu vào mạng lưới phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm chủ lực của Vùng Đông Nam Bộ và các kênh bán lẻ hấp dẫn; chuyên nghiệp hóa và số hóa chuỗi cung ứng bán buôn; nâng cấp kết nối và cải thiện dịch vụ thương mại và quốc tế; tập trung xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh chủ lực.

TPHCM đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, hỗ trợ các doanh nghiệp ngành công nghiệp. Ảnh: VGP/Lê Anh

Ngoài ra, các ngành y tế, giáo dục & đào tạo, văn hóa & thể thao, khoa học & công nghệ, dân số & lao động, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng cũng được chú trọng. 

Về phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội

Các phương án được đưa ra chi tiết hướng tới cụ thể các vùng, tiểu vùng như việc bố trí các công trình, dự án quan trọng, các vùng bảo tồn đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch Vùng trên địa bàn Thành phố; Các công trình, dự án quan trọng cấp quốc gia và Vùng Đông Nam Bộ, kết nối hệ thống cơ cấu hạ tầng của Thành phố với hệ thống kết cấu hạ tầng của quốc gia và Vùng; Phương án tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, khu vực khuyến khích phát triển và khu vực hạn chế phát triển; Phương án sắp xếp không gian phát triển và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường. 

Về phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn 

Thành phố Thủ Đức. Ảnh: Internet

Hướng tới phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành từ đô thị loại một trở thành đô thị loại đặc biệt, tầm nhìn đến năm 2025 và 2030, bao gồm 01 khu vực đô thị trung tâm và 06 đô thị trực thuộc. Trong đó, thành phố Thủ Đức tiếp tục phát triển hoàn thiện đô thị loại một, các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ sẽ phát triển lên đô thị loại III, tầm nhìn đến năm 2030.  

Các địa bàn nằm trong danh sách quy hoạch lên đô thị các loại kể trên cũng sẽ là nơi tập trung nhiều khu công nghệ cao (Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh; Khu công viên khoa học và công nghệ; Khu công nghệ cao tại xã Phú Mỹ Hưng) và khu công nghệ khác (Khu công viên phần mềm Quang Trung và Trung tâm công nghệ sinh học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại quận 12; Các khu công nghệ thông tin tập trung

Thành phố Hồ Chí Minh) với diện tích dự kiến lớn. 

Nghị quyết quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2050 là một chiến lược phát triển đầy tham vọng, quan trọng đối với sự phát triển bền vững của thành phố trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế nhanh chóng, góp phần khẳng định vị thế của thành phố như một trung tâm kinh tế, tài chính và dịch vụ toàn cầu.

Tác giả: Hải Anh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Hình ảnh
Dauthau

Thăm dò ý kiến

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Văn bản pháp luật

4/2020/TT-BYT

Thông tư số 14/TT-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế quy định một số nội dung đấu thầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập

Thời gian đăng: 26/04/2024

lượt xem: 119 | lượt tải:26

Thống kê

  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay4,353
  • Tháng hiện tại18,057
  • Tổng lượt truy cập2,190,705
ĐẶC SAN GIẤY
Số 1: Kỷ Nguyên Mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi