Đại hội Đảng

Tăng cường sự tham gia cấp ủy của cán bộ nữ hướng tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng

Thứ sáu - 27/12/2024 04:23
Chiều ngày 27/12, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán Ai-len và UNDP tổ chức Hội nghị tư vấn Giải pháp tăng cường sự tham gia cấp ủy của cán bộ nữ hướng tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Lâm Đồng.
Đại diện UNDP bà Sabina Stein phát biểu Khai mạc Hội nghị
Đại diện UNDP bà Sabina Stein phát biểu Khai mạc Hội nghị

Chiều ngày 27/12, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán Ai-len và UNDP tổ chức Hội nghị tư vấn Giải pháp tăng cường sự tham gia cấp ủy của cán bộ nữ hướng tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Lâm Đồng.

Hội nghị có sự tham gia của Vụ hợp tác quốc tế, Viện Lãnh đạo học và chính sách công; Đại sứ quán Ai-len ông Sean Farrell, đại diện UNDP bà Sabina Stein, và đại biểu đến từ các ban ngành, địa phương.

Phát biểu khai mạc, GS.TS Lê Văn Lợi đã khẳng định tầm quan trọng của cán bộ nữ trong sự tham gia vào đời sống chính trị nói chung và sự tham gia vào cấp ủy, các cấp nói riêng. So với mục tiêu và yêu cầu đề ra từ Nghị quyết số 11-NQ/TW năm 2007, thực tiễn cán bộ nữ tại các địa phương còn chưa đạt được. Ông nhấn mạnh rằng, cần phải chú trọng vào công tác tăng cường sự tham gia của cán bộ nữ trong cấp ủy Đảng và các cấp.

Cũng phát biểu khai mạc tại Hội nghị còn có Phó Đại sứ quán Ireland - Ông Sean Farrell và bà Sabina Stein - Trưởng đại diện, trưởng phòng Quản trị và Tham gia tại UNDP. Các bài phát biểu của các đại biểu quốc tế đều ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện bình đẳng giới ở lĩnh vực chính trị, đặc biệt là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc tăng cường sự tham gia của cán bộ nữ trong cấp ủy. Các đại biểu quốc tế khẳng định sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm cũng như sẵn sàng hợp tác nhằm hỗ trợ thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo.

Tại phiên thảo luận của Hội nghị, Đại diện cho nhóm nghiên cứu Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Hữu Minh đã trình bày nội dung chính của Báo cáo “Giải pháp tăng cường sự tham gia cấp ủy của cán bộ nữ hướng tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng: kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Lâm Đồng”.

Kết quả về tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy chịu tác động của các yếu tố: Cấu trúc (trình độ phát triển kinh tế-xã hội, nguồn lực, học vấn,...),Thể chế (luật pháp, chính sách, bộ máy thực hiện,...) hay Văn hóa (phong tục, tập quán…). Cần nhận diện được các yếu tố hạn chế sự tham của cán bộ nữ vào cấp ủy, từ đó cung cấp luận cứ đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ tham gia của cán bộ nữ vào cấp ủy các cấp ở nhiệm kỳ tới.

Hội nghị đi tới thực hiện những mục tiêu cụ thể bao gồm đánh giá thực trạng, yếu tố ảnh hưởng và chính sách liên quan đến sự tham gia của cán bộ nữ vào cấp ủy tại Thừa Thiên - Huế và Lâm Đồng, chia sẻ bài học kinh nghiệm từ hai tỉnh Bình Dương, Bình Phước và đề xuất giải pháp chính sách nhằm nâng cao cơ hội cho cán bộ nữ tham gia vào cấp ủy đối với tất cả các địa phương nói chung và hai tỉnh Thừa Thiên – Huế và Lâm Đồng, chuẩn bị cho công tác quy hoạch cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và Đại hội Đảng lần thứ 14.

Theo báo cáo về kết quả nâng cao sự tham gia của cán bộ nữ vào cấp ủy Đảng trong toàn quốc, Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp ở khu vực Đông Nam Bộ cao nhất (lần lượt 31,8%, 27,3%, 21,3%) và thấp nhất đối với cấp xã là MNTDPB 22,9%, cấp huyện là ĐBSCL 16,9% và cấp tỉnh là khu vực Tây Nguyên.

Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp tỉnh, huyện và xã năm 2024

Thừa Thiên - Huế và Lâm Đồng là hai địa phương phù hợp cho khảo sát về vấn đề tham gia của cán bộ nữ vào cấp ủy vì hai tỉnh cho đến nay có tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy thấp hơn mức trung bình toàn quốc. 

Theo báo cáo, tỷ lệ đảng viên nữ kết nạp ở Thừa Thiên - Huế, tính từ 01/01/2024 đến tháng 11/2024 chiếm 57,4%; tỷ lệ ở Lâm Đồng, nhiệm kỳ 2020-2025, tính đến tháng 7/2024 chiếm 49,16%). Những con số này vẫn tương đối thấp so với tỉ lệ của toàn quốc.

Báo cáo cho thấy, còn tồn tại nhiều thách thức ảnh hưởng đến tỷ lệ cán bộ nữ tham gia vào cấp ủy, cấp địa phương. Người đứng đầu và cấp ủy một số địa phương chưa quyết liệt và Công tác cán bộ nữ tại một số đơn vị chưa được triển khai theo kế hoạch cụ thể. Bên cạnh đó, định kiến giới và sự ủng hộ của gia đình cũng là những yếu tố rào cản đến sự tham gia của cán bộ nữ vào những công việc chính trị. Báo cáo cũng chỉ ra rằng một số cán bộ nữ chưa nỗ lực, không sắp xếp công việc gia đình để tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng, chỉ muốn làm chuyên môn, không muốn làm lãnh đạo quản lý. Hệ thống số liệu về đội ngũ cán bộ chưa được cập nhật thường xuyên.

Tại hội nghị, một số giải pháp đã được đề ra nhằm tăng cường sự tham gia cấp ủy của cán bộ nữ:

Hoàn thiện các chính sách, quy định ở cấp Trung ương

Nâng chỉ tiêu và ràng buộc: Tăng tỷ lệ nữ ứng cử và ban hành quy định bắt buộc thay vì chỉ khuyến khích.

Giám sát và xử lý: Kiểm tra, đánh giá, xử lý địa phương không tuân thủ quy định về cán bộ nữ.

Chính sách bình đẳng: Linh hoạt về tuổi, đào tạo, luân chuyển và cân bằng công việc-gia đình cho cán bộ nữ; hoàn thiện chính sách với cán bộ không chuyên trách.

Hệ thống dữ liệu: Theo dõi, so sánh số lượng cán bộ nữ tham gia cấp ủy giữa các địa phương.

Nghiên cứu và hội thảo: Đẩy mạnh nghiên cứu, thảo luận về lãnh đạo và công tác cán bộ nữ.

Một số giải pháp gắn với các cấp ủy đảng và người đứng đầu ở địa phương

Nâng cao nhận thức: Yêu cầu cấp ủy và người đứng đầu thực hiện nghiêm chỉ đạo của Đảng về công tác cán bộ nữ, xây dựng kế hoạch hành động chi tiết, thành lập Tổ công tác cán bộ nữ để kiểm tra, giám sát, và đánh giá hiệu quả.

Tạo nguồn cán bộ: Phát triển đảng viên trẻ, ưu tiên học sinh, sinh viên, và cán bộ nữ trẻ giữ chức danh chủ chốt; rà soát quy hoạch thường xuyên để bảo đảm nguồn lực.

Luân chuyển cán bộ: Thí điểm luân chuyển, giao nhiệm vụ linh hoạt để cán bộ nữ tích lũy kinh nghiệm và thuận lợi tham gia cấp ủy.

Quy hoạch và bổ nhiệm: Kết nối chặt chẽ quy hoạch với bố trí cán bộ, định hướng chức danh phù hợp để tăng tỷ lệ cán bộ nữ trúng cử.

Đào tạo và bồi dưỡng: Trang bị kỹ năng chuyên môn, tổ chức thực hiện, và lập kế hoạch cho cán bộ nữ; khuyến khích cán bộ nữ tự nâng cao năng lực.

Ưu tiên cán bộ Hội LHPN: Đào tạo cán bộ Hội trong diện quy hoạch và giới thiệu nguồn cán bộ nữ chất lượng cao, kể cả ngoài hệ thống Hội.

Truyền thông và thay đổi định kiến: Đẩy mạnh truyền thông thay đổi nhận thức về vai trò của cán bộ nữ, khắc phục tự ti, và nâng cao sự ủng hộ từ gia đình, với mô hình gia đình hỗ trợ phụ nữ tham gia chính trị.

Sau khi nghe trình bày báo cáo, đại diện tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng, và tỉnh ủy tỉnh Bình Phước đều bày tỏ sự nhất trí cao với kết quả nghiên cứu. Các tỉnh khẳng định rằng nhiệm vụ tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào công tác chính trị là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài.

Tác giả: Nga Nguyễn Tố

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Hình ảnh
Dauthau

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Văn bản pháp luật

4/2020/TT-BYT

Thông tư số 14/TT-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế quy định một số nội dung đấu thầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập

Thời gian đăng: 26/04/2024

lượt xem: 119 | lượt tải:26

Thống kê

  • Đang truy cập11
  • Hôm nay4,284
  • Tháng hiện tại17,988
  • Tổng lượt truy cập2,190,636
ĐẶC SAN GIẤY
Số 1: Kỷ Nguyên Mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi