Đại hội Đảng

Thủ tướng Chính phủ: Hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”

Thứ tư - 25/12/2024 05:43
Chiều 25/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị. Ảnh: TTXVN

Chiều 25/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. 

Hội nghị được kết nối trực tuyến trên toàn quốc đến trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao, đại biểu Quốc hội, và đại diện các bộ, ngành, cơ quan liên quan. Hội nghị được tổ chức nhằm tập trung quán triệt những điểm mới, nội dung trọng tâm và nhiệm vụ chủ yếu cần triển khai; chia sẻ, lắng nghe ý kiến về thuận lợi, khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật. Đồng thời, đây cũng là cách củng cố niềm tin cho người dân, doanh nghiệp vào pháp luật; giúp cán bộ, công chức nắm vững các quy định, tự tin, chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực thi công vụ; đặc biệt là quán triệt tư tưởng đổi mới tư duy xây dựng pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật trong giai đoạn mới. Bởi vậy, vai trò của Hội nghị là vô cùng quan trọng trong việc đánh giá kết quả xây dựng pháp luật tại Kỳ họp thứ 8, đồng thời rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong các kỳ họp tới.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định rằng hoàn thiện thể chế phát triển là một trong ba đột phá chiến lược, trong đó thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực và động lực phát triển. Thủ tướng đã nêu lại kết quả của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV bao gồm 18 luật, 21 nghị quyết; với sự đồng thuận, thống nhất cao của các vị đại biểu Quốc hội. Trong đó, nhiều luật, nghị quyết quán triệt tinh thần đổi mới tư duy, nhấn mạnh việc khắc phục điểm nghẽn thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Ngoài ra, Chính phủ đã báo cáo về tình hình tổ chức triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Ngay tại Kỳ họp thứ 8 các cơ quan đã triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, thể hiện trong tất cả các khâu: Trình dự án, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua. Đến thời điểm hiện tại, những kết quả, hiệu quả đạt được là rất tích cực.

 

Các Phó Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các luật, nghị quyết được thông qua là kết quả của sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức liên quan trong xây dựng, hoàn thiện thể chế; tiếp tục khẳng định sự phối hợp ngày càng hiệu quả, chặt chẽ giữa Quốc hội, Chính phủ. Hơn thế nữa còn thể hiện tinh thần đổi mới sâu sắc về tư duy và phương thức tiến hành công tác lập pháp của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm nhằm bảo đảm sự ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn về thể chế tạo điều kiện thuận lợi, giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật, nhằm khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là sự đổi mới sâu sắc về tư duy và phương thức tiến hành công tác lập pháp.

Các luật, nghị quyết được sửa đổi, ban hành cũng bám sát yêu cầu triệt để cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, nhất là thí điểm chính sách mới, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc như: Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự; v.v. Đặc biệt, với một số luật có nội dung phức tạp, Quốc hội đã tiến hành xem xét thông qua ngay trong kỳ họp mà không phải theo quy trình hai kỳ họp như Luật Đầu tư công, Luật Điện lực, Luật Dữ liệu… như thông thường. 

Theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần thiết phải “gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả”. Ngoài ra, cần phản ánh cụ thể, khách quan công tác chuẩn bị và kế hoạch triển khai, thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, từ đề xuất các giải pháp khả thi, thiết thực để đưa luật, nghị quyết vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Với mục tiêu các luật, nghị quyết cần ngắn gọn, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan rà soát, đưa ra khỏi dự thảo các luật, nghị quyết nhiều quy định cụ thể thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 

“Qua rà soát sơ bộ, hiện có gần 700 nội dung được giao trong 18 luật và 10 nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 cần được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ở trung ương và chính quyền địa phương quy định chi tiết”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết. 

Do khả năng xáo trộn nhất định trong tổ chức, hoạt động của một số Bộ, cơ quan khi thực hiện tinh gọn bộ máy, Chủ tịch Quốc Hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh sự cần thiết của việc chỉ đạo các cơ quan được giao chủ trì soạn thảo, ban hành văn bản không để gián đoạn công tác xây dựng, ban hành văn bản. Sau sắp xếp, cơ quan mới tiếp nhận nhiệm vụ cần kế thừa kết quả, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền để  đảm bảo văn bản quy định chi tiết có hiệu lực thi hành đúng thời hạn.

Về công tác chuẩn bị cho kỳ họp thứ 9 năm 2025, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đây là kỳ họp cũng có khối lượng công tác lập pháp rất lớn bởi vậy cần Chính phủ chỉ đạo các Bộ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội ngay từ tháng 12//2024 để tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, chỉnh lý các dự thảo luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8. Đồng thời tập trung chuẩn bị, hoàn thiện các dự án được giao chủ trì soạn thảo để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại các phiên họp tháng 2-3/2025, tránh để dồn vào các phiên họp sát thời gian khai mạc Kỳ họp thứ 9.

Qua đó, Chủ tịch Quốc hội kêu gọi phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Đảng bộ các địa phương; chuẩn bị tốt nhất cho việc tổ chức Đại hội đại biểu các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng; chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031. 

 

 

 

 

 

Tác giả: Hải Anh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Hình ảnh
Dauthau

Thăm dò ý kiến

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Văn bản pháp luật

4/2020/TT-BYT

Thông tư số 14/TT-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế quy định một số nội dung đấu thầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập

Thời gian đăng: 26/04/2024

lượt xem: 117 | lượt tải:25

Thống kê

  • Đang truy cập48
  • Hôm nay5,050
  • Tháng hiện tại14,813
  • Tổng lượt truy cập2,187,461
ĐẶC SAN GIẤY
Số 1: Kỷ Nguyên Mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi