Đại hội Đảng

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai Lễ ký Công ước của Liên hợp quốc: “Công ước Hà Nội”

Thứ tư - 25/12/2024 04:06
Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận “Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng” sau gần 4 năm đàm phán. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, sự kiện mở ký sẽ được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Công ước sẽ mang tên gọi “Công ước Hà Nội,” đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực toàn cầu ứng phó với các mối đe dọa ngày càng gia tăng trên không gian mạng.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận “Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng” sau gần 4 năm đàm phán. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, sự kiện mở ký sẽ được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Công ước sẽ mang tên gọi “Công ước Hà Nội,” đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực toàn cầu ứng phó với các mối đe dọa ngày càng gia tăng trên không gian mạng.

Công ước Hà Nội là khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm giải quyết những rủi ro ngày càng nghiêm trọng của tội phạm mạng, vốn gây thiệt hại khoảng 8.000 tỷ USD năm 2023 và dự kiến tăng lên 10.500 tỷ USD vào năm 2025. 

Sau gần 4 năm đàm phán, “Công ước Hà Nội” ra đời đã đánh dấu mốc quan trọng trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó với những mối đe doạ trên không gian mạng đang ngày càng gia tăng. Công nghệ số một mặt đem đến những lợi ích và tiềm năng vô hạn đối với sự phát triển của nhân loại, nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều rủi ro về an ninh, đe doạ sự phát triển bền vững của hầu hết các quốc gia. 

“Công ước Hà Nội” là một văn kiện này không chỉ thúc đẩy hợp tác quốc tế mà còn định hình nền tảng pháp quyền trong không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh, ổn định kinh tế và xã hội. 

Nguồn: Bộ Ngoại giao Việt Nam
 

Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng được thông qua chiều 24/12 (giờ New York). Nguồn: Bộ Ngoại giao

Ngay từ những ngày đầu tiên, Việt Nam đã thể hiện sự tích cực và quan tâm khi tham gia 08 kỳ họp của Ủy ban chuyên trách và đã đóng góp những quan điểm xây dựng dựa trên các nguyên tắc luật pháp quốc tế. 

"Với tinh thần thiện chí, xây dựng, sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ quan điểm, Việt Nam được Liên Hợp Quốc và các quốc gia đối tác tin tưởng, đánh giá cao trong toàn bộ tiến trình. Vì vậy, khi đề xuất trở thành nước chủ nhà đăng cai lễ ký Công ước lịch sử này trong năm 2025, chúng ta đã nhận được sự ủng hộ tích cực, rộng rãi từ bạn bè quốc tế.

Bộ Ngoại giao đang phối hợp với Bộ Công an, cơ quan chủ trì lễ ký Công ước tích cực làm việc với Liên Hợp Quốc để tổ chức sự kiện quan trọng này", Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn.  

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, việc Việt Nam chủ động đề xuất đăng cai Lễ ký một lần nữa thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, nâng cao năng lực phòng ngừa và ý thức của người dân đối với tội phạm mạng, đồng thời xây dựng môi trường kinh doanh ổn định, an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Sự kiện cũng đóng góp lớn vào việc triển khai kịp thời và hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đặc biệt, thông qua sự kiện trên, Việt Nam nhấn mạnh lập trường nhất quán trong việc đề cao luật pháp quốc tế, đóng góp tích cực vào các vấn đề toàn cầu mà tội phạm mạng là một trong những thách thức nghiêm trọng và là mối đe dọa đối với an ninh, kinh tế và ổn định xã hội của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương; khẳng định uy tín quốc tế ngày càng cao, đồng thời gắn địa danh thủ đô với một văn kiện pháp lý mang tầm quốc tế. 

Công ước Hà Nội sẽ là một tiền đề, cơ sở quan trọng để Việt Nam tiếp tục thúc đẩy khuôn khổ quản trị không gian mạng toàn cầu, hướng tới một tương lai số an toàn, hợp tác và bao trùm, nhất là khi Việt Nam đang thúc đẩy chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn để bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

 

Tác giả: Hải Anh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Hình ảnh
Dauthau

Thăm dò ý kiến

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Văn bản pháp luật

4/2020/TT-BYT

Thông tư số 14/TT-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế quy định một số nội dung đấu thầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập

Thời gian đăng: 26/04/2024

lượt xem: 119 | lượt tải:26

Thống kê

  • Đang truy cập47
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay4,215
  • Tháng hiện tại17,919
  • Tổng lượt truy cập2,190,567
ĐẶC SAN GIẤY
Số 1: Kỷ Nguyên Mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi