Đại hội Đảng

Kiểm soát tình trạng sở hữu chéo giữa hệ thống tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp

Thứ hai - 27/11/2023 22:29
Tình trạng sở hữu chéo giữa hệ thống tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản với biểu hiện thao túng dòng chảy tín dụng, rót vốn “sân sau”, sử dụng vốn sai mục đích đang có tác động xấu đến chất lượng tín dụng, làm gia tăng rủi ro hệ thống.
Kiểm soát tình trạng sở hữu chéo giữa hệ thống tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp

Theo ghi nhận thời gian gần đây, tình trạng các ngân hàng thương mại (NHTM) thao túng dòng tiền để cho vay lĩnh vực bất động sản (BĐS), đặc biệt là các doanh nghiệp “sân sau” đang ngày càng phổ biến. Đa số các khoản vay này đều thiếu tính minh bạch, không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng chính dự án đầu tư mà doanh nghiệp BĐS đang triển khai. Điển hình cho tình trạng này quan hệ của Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB. Khi thị trường BĐS chững lại, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn thanh khoản dẫn đến nợ xấu tăng cao. Điều này khiến hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều rủi ro.

Theo báo cáo Nghiên cứu Đổi mới cơ chế phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mới công bố của Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do các ngân hàng thiếu sự giám sát, kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động tín dụng. Sự lỏng lẻo trong quản trị nội bộ, cơ chế cho vay và sự can thiệp từ các lãnh đạo cấp cao là những nguyên nhân tiềm ẩn khiến các khoản vay không đủ điều kiện vẫn được duyệt. Đặc biệt, tình trạng “thân quen” giữa lãnh đạo ngân hàng và chủ doanh nghiệp BĐS càng làm méo mó thêm môi trường kinh doanh.

Luật các tổ chức tín dụng đã quy định các tỷ lệ về giới hạn sở hữu cổ phần của các cá nhân, tổ chức và người có liên quan nhằm tăng sự an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, điều này chỉ kiểm soát được về mặt hồ sơ, còn trên thực tế, các cổ đông có thể sử dụng nhiều cách thức, thông qua các mối quan hệ không bị giới hạn theo quy định tại Luật để gián tiếp gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần thực tế và nắm quyền chi phối tại các tổ chức tín dụng.

Việc tiếp tục quy định giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của một cá nhân từ 5% xuống 3% vốn điều lệ, sở hữu của một cổ đông từ tổ chức, giảm từ 15% xuống 10%, hay nhóm cổ đông liên quan từ 20% xuống 15% tại Dự thảo sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng vì thế sẽ không có nhiều ý nghĩa để hạn chế sở hữu chéo.

Trước thực tế này, các chuyên gia Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam cho rằng cần có giải pháp quyết liệt từ phía cơ quan quản lý nhà nước cũng như hoạt động nội bộ của ngân hàng. Cụ thể:

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên giám sát sát sao hơn đối với các ngân hàng thương mại. Việc rà soát chặt chẽ hồ sơ, tính minh bạch và hiệu quả của các khoản cho vay sẽ giúp kịp thời phát hiện các sai phạm. Ngoài ra, việc ban hành các chế tài xử lý vi phạm cũng cần được thực hiện mạnh mẽ, kịp thời.

Thứ hai, các ngân hàng thương mại phải tăng cường kiểm soát nội bộ nhằm tránh tình trạng cán bộ nhũng nhiễu, làm ngơ trước các khoản vay của doanh nghiệp “sân sau”. Quy định rõ ràng các trường hợp xung đột lợi ích liên quan đến hoạt động tín dụng, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý.

Thứ ba, bên cạnh quy định chặt chẽ hơn đối với các khoản vay BĐS, các ngân hàng cần bám sát diễn biến thị trường, có các chiến lược lãi suất hợp lý để giảm thiểu rủi ro. Việc đẩy mạnh cho vay theo hướng chia sẻ rủi ro giữa ngân hàng và doanh nghiệp cũng cần xem xét.

Như vậy, vấn đề thắt chặt kiểm soát đối với hệ thống ngân hàng đang là việc cấp bách cần triển khai đồng bộ từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và chính các ngân hàng thương mại. Điều này sẽ góp phần lành mạnh hóa hệ thống tài chính, đảm bảo hoạt động ổn định lâu dài cho nền kinh tế.

Tác giả: HOÀNG LÂM

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://doanhnghiepchinhsach.vn/ là vi phạm bản quyền

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Hình ảnh
Dauthau

Thăm dò ý kiến

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Văn bản pháp luật

4/2020/TT-BYT

Thông tư số 14/TT-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế quy định một số nội dung đấu thầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập

Thời gian đăng: 26/04/2024

lượt xem: 119 | lượt tải:26

Thống kê

  • Đang truy cập16
  • Hôm nay4,290
  • Tháng hiện tại17,994
  • Tổng lượt truy cập2,190,642
ĐẶC SAN GIẤY
Số 1: Kỷ Nguyên Mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi